75,000 ₫
Latoxol Kids là thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy trên đường hô hấp hiệu quả. Nhờ cơ chế làm tuyến nhầy tăng tiết dịch, cắt đứt cầu nối -S-S- của các glycoprotein nên việc loại bỏ đờm trở nên dễ dàng.
Ambroxol có thể giúp cải thiện được triệu chứng và giảm tần số xuất hiện các đợt cấp tính trong viêm phế quản.
Dùng khí dung ambroxol cũng có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân bị tích tụ protein phế nang nhưng không chịu rửa phế quản.
Thông tin sản phẩm
SĐK: VD-28238-17
Nhà sản xuất: Latoxol Kids được sản xuất bởi Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidaphar) –
Xuất xứ:Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp Latoxol Kids gồm 01 lọ siro có dung tích 60ml
Thành phần | Hàm lượng |
Hoạt chất: Ambroxol hydroclorid | 15 mg |
Tá dược | vừa đủ 5 ml |
Tá dược: Glycerin, Kali acesulfam, Acid citric monohydrat, Trinatri citrat dihydrat, EDTA, Natri metabisulfit, Natri benzoat (1,6667 mg), Sorbitol 70%, Saccharose, Vanilin, Nước cất).
Chống chỉ định khi dùng Latoxol Kids
Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol, natri metabisulfit hoặc các thành phần của thuốc.
Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Thuốc chỉ được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi với sự giám sát y tế.
Thận trọng khi dùng Latoxol Kids
Đã có báo cáo về phản ứng da nghiêm trọng khi sử dụng ambroxol như: hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson (SJS) hoặc hoại tử biểu mô nhiễm độc (TEN) và hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Do đó, trong trường hợp có sự tiến triển của các triệu chứng hoặc dấu hiệu này trên da (đôi khi kèm theo mụn nước hoặc tổn thương niêm mạc), nên ngừng sử dụng ambroxol ngay lập tức và cần đến sự giúp đỡ của y tế.
Trong trường hợp nhu động phế quản bị rối loạn và lượng dịch tiết lớn hơn (như trong hội chứng lông mao ác tính hiếm gặp), ambroxol nên được sử dụng thận trọng vì sự tắc nghẽn tiết dịch có thể xảy ra.
Trong trường hợp suy thận hoặc bệnh gan nặng, ambroxol chỉ được sử dụng theo sự chỉ định của bác sỹ. Cũng như bất kỳ loại thuốc nào được chuyển hóa ở gan và thải trừ ở thận, có sự tích lũy chất chuyển hóa của ambroxol tạo thành ở gan trong trường hợp bị suy thận nặng.
Bệnh nhân bị di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu enzym sucrase-isomaltase không nên sử dụng do thuốc có thành phần sorbitol (nguồn gốc của fructose) và saccharose.
Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại. Chỉ điều trị ambroxol một đợt ngắn, không đỡ phải thăm khám lại.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Thời kỳ mang thai: Ambroxol qua được hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu cận lâm sàng cho thấy không có bằng chứng về tác dụng phụ
trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai, phôi; sự phát triển của thai nhi, sinh đẻ hoặc sau khi sinh. Các kinh nghiệm lâm sàng mở rộng không cho
thấy bất kỳ tác dụng phụ trên thai nhi sau tuần thứ 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thận trọng trong thời kỳ mang thai cần
được xem xét. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sử dụng ambroxol không được khuyến cáo.
– Thời kỳ cho con bú: Ambroxol qua được sữa mẹ ở động vật thử nghiệm. Sử dụng ambroxol không được khuyến cáo trong thời kỳ cho
con bú.
– Khả năng sinh sản: Các nghiên cứu cận lâm sàng không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng sinh sản
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có dấu hiệu ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc. Các nghiên cứu liên quan chưa được thực hiện.
Tác dụng không mong muốn
Tần suất các tác dụng phụ được phân loại như sau:
Loại Tần suất
Rất hay gặp ≥ 1/10
Hay gặp ≥ 1/100 đến < 1/10
Ít gặp ≥ 1/1.000 đến < 1/100
Hiếm gặp ≥ 1/10.000 đến < 1/1.000
Rất hiếm gặp < 1/10.000
Chưa rõ Không ước tính được từ dữ liệu có sẵn
– Rối loạn hệ thống miễn dịch:
+ Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
+ Chưa rõ: phản ứng phản vệ bao gồm: sốc phản vệ, phù mạch, ngứa.
– Rối loạn da và mô dưới da:
+ Hiếm gặp: phát ban, nổi mề đay.
+ Chưa rõ: phản ứng da nặng (bao gồm: hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson hoặc hoại tử biểu mô nhiễm độc và hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính).
– Rối loạn hệ thần kinh:
+ Hay gặp: rối loạn vị giác.
– Rối loạn đường tiêu hóa:
+ Hay gặp: buồn nôn, tê trong miệng.
+ Ít gặp: nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, khô miệng.
+ Hiếm gặp: khô trong cổ họng.
– Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:
+ Hay gặp: tê trong cổ họng.
+ Chưa rõ: khó thở (như là triệu chứng của phản ứng quá mẫn).
– Rối loạn chung và tình trạng ở miệng:
+ Ít gặp: sốt, phản ứng da và niêm mạc.
Tác dụng phụ khác:
+ Natri metabisulfit hiếm có thể gây ra các phản ứng quá mẫn và co thắt phế quản nhưng hiếm khi xảy ra.
+ Natri benzoat có thể gây kích ứng nhẹ da, mắt và màng nhầy
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Đối tượng sử dụng | Liều dùng | Cách dùng |
Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi: | 2,5 ml/lần, 2 lần/ngày (tương đương 15 mg ambroxol hydroclorid/ngày) | Thời điểm uống thuốc tốt nhất là sau ăn, dùng đúng liều lượng chỉ dẫn bằng cốc chia vạch kèm theo. |
Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: | 2,5 ml/lần, 3 lần/ngày (tương đương 22,5 mg ambroxol hydroclorid/ngày) | |
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: | 5ml/lần, 2 – 3 lần/ngày (tương đương 30 – 45 mg ambroxol hydroclorid/ngày). | |
Người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: | Với 2 – 3 ngày đầu: 10 ml/lần, 3 lần/ngày (tương đương 90 mg ambroxol hydroclorid/ngày).
+ Sau đó: 10ml/lần, 2 lần/ngày (tương đương 60 mg ambroxol hydroclorid/ngày). |
Khi sử dụng cho người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi:có thể sử dụng 20ml/lần, 2 lần/ngày (tương ứng với 120 mg ambroxol hydroclorid/ngày) để tăng thêm tác dụng điều trị của thuốc. Theo các chuyên gia y tế, không giới thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng quá 4 – 5 ngày mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Dùng đúng liều lượng chỉ dẫn bằng cốc chia vạch kèm theo.
Ship hàng tận nhà trên toàn quốc
Ds,Bác sỹ tư vấn miễn phí liên hệ hotline:
hotline: 0367860555
* Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng điều trị nếu cần thiết.
Tương tác với các thuốc khác
Sử dụng đồng thời ambroxol với các thuốc chống ho có thể dẫn đến sự tích tụ nguy hiểm dịch tiết do phản xạ ho bị ức chế. Do đó việc sử dụng đồng thời nên được thực hiện sau khi đã đánh giá nguy cơ – lợi ích.
Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
Không phối hợp ambroxol với một thuốc chống ho (như codein) hoặc một thuốc làm khô đờm (như atropin): Phối hợp không hợp lý.
Dược lý
Nhóm dược lý: Thuốc long đờm.
Mã ATC: R05CB06.
Dược lý và cơ chế tác dụng:
– Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng tương tự như bromhexin. Ambroxol có tác dụng làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài, vì vậy thuốc có tác dụng long đờm. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
– Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ambroxol có tính chất kháng viêm và hoạt tính của chất chống oxy hóa. Ngoài ra, ambroxol còn có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol có thể kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc đã được coi là một chất hoạt hóa chất diện hoạt phế nang. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả khi dùng cho người mẹ để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhưng thuốc có hiệu quả khiêm tốn khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh
Quá liều và xử trí quá liều
Chưa có báo cáo về dấu hiệu quá liều. Nếu xảy ra cần ngừng thuốc và điều trị triệu chứng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đăng ký để nhận thông tin cập nhật về sự kiện, sản phẩm và sức khỏe
© 4632 QNA/ Giấy phép số: 1666/GPP ngày 03/04/2019
Designed by Thương gia Việt – Tạp chí Thương gia & Thị trường – Cty Cp Dược Mỹ Phẩm Và Trang Thiết Bị Y Tế QnA – Đc: Trụ Sở Hà Nội 68 đường Nguyễn Chí Thanh phường Láng Thượng quận Đống Đa tp Hà Nội / QNA PHARMA COSMETICS AND MEDICAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY
Reviews
There are no reviews yet.